Giấc mơ bạn học cũ giữa chốn anh đào

Đêm cuối tuần, mình mơ thấy những cuộc trò chuyện với những người bạn thân thời cấp 3 (và cả những bạn không thân nhưng gần đây thỉnh thoảng nói chuyện) ríu rít dưới những tán anh đào. Còn giấc mơ nào đẹp hơn thế.

Anh đào kép. Bức ảnh mình chụp khi mới sang Nhật. Phải chăng lúc ấy lòng không vướng bận điều gì nên mình có thể chụp được tấm ảnh đầy nghệ thuật đến vậy.

Mình chợt nghĩ, mình vốn luôn khát khao kết nối với thế giới, nhưng phải tới khi tốt nghiệp đại học, mình mới có thể kết nối trọn vẹn với các bạn học. Hiện tại, mình cũng kết nối với những bạn học cũ tốt hơn xưa. Là tại sao? Tại những mặc cảm về hoàn cảnh gia đình? Tại năng lực ngôn ngữ và hành xử chưa đủ khôn khéo?

Năm xưa chẳng thể quay lại, chỉ mong trong những phút bận rộn hay đôi khi là tức bực của hiện tại, mình vẫn luôn học được cách kết nối tốt với những người thân.

Một cây hoa chưa biết tên. Thật đẹp.

Triền dốc

Nếu hỏi điều gì mình không thích nhất ở Nhật thì đó là dốc – những triền dốc dài miên man nối tiếp nhau khiến người ta hụt hơi khi đi xe đạp và thấy quãng đường dài ra gấp rưỡi nếu đi bộ. Không may, căn nhà (đi thuê) thứ 3 của mình tại Nhật lại có triền dốc dài nhất, dài khoảng 700m chứ không nói quá =)) Lần đầu đạp xe đến trường đã thấy nản, phải xuống dắt xe tránh mất sức và định bụng từ nay chỉ đi bộ thôi, khỏi xe đạp làm chi. Thế nhưng, chiều về lại tuyệt đỉnh. Khi mà mình mua rất nhiều nước ở siêu thị, để nặng cả giỏ xe thì chiều về lại không cần đạp một tí tị tì ti nào. Con dốc thoai thoải đủ để mình không cần bóp phanh và có thể rảnh rỗi ngắm mây trời. Chill thật sự.

Nhân tiện, mới chuyển nhà và mới học ở ngôi trường ngày nên mình cũng được/ phải mò mẫm nhiều thứ mới. Với một người không biết nhìn bản đồ như mình thì việc đi ngược ngược xuôi xuôi một quãng đường là điều rất bình thường. Nhưng may thay, trong ngày đầu tiên này, những-chú-chim-non-mới-nhập-học khác cũng bỡ ngỡ không kém. Ai cũng cầm bản đồ trường hoặc nhìn điện thoại và cười cười nói nói với nhau: Lạc đường rồi :)) Cảm thấy mình cũng không cô đơn lắm.

Trường mình ở cạnh một cánh rừng nguyên sinh nhỏ. Mình đã thử đi trên con đường vắng người sát bìa rừng (một bên là trường, một bên là rừng) chỉ để tránh nắng (trong khi các bạn đang ngồi phơi nắng thì mình tránh nắng vì sợ ốm =)) Đi ven rừng thấy những thân cây cao vút, um tùm, tiếng chim hót khe khẽ mà mình thấy lòng dịu lại. Có lẽ, đây sẽ là nơi nương trú cho tâm hồn đầy lo âu những ngày làm nghiên cứu sau này?

Sợi dây kinh nghiệm rút mãi chưa hết

  1. Mình vẫn định bụng thứ 5 sẽ lên trường mượn yukata và mượn 2 quyển sách mới order thư viện. Nhưng hôm nay check lịch để chắc chắn là ngày mai trường có mở cửa… thì hỡi ôi, không, Ariake campus nghỉ từ mai …đến tầm 19 (lúc đó vé tháng cũng hết hạn, mà mình định không đóng tiền dịp nghỉ hè)

Mình vốn là người quản lý thời gian kém, nay học được cách quản lý thời gian ngắn hạn, lại tự tin thái quá quên mất không mài dũa kĩ năng quản lý thời gian dài hạn nên … đành phải đóng phí 2sen tiền tàu để đi mượn sách ;(( Trong khi cái vé tháng không dùng cả nửa tháng, thật là quá phí, quá lãng phí. Khóc ngàn mùa xuân.

Nhất định lần sau phải ghi rõ các loại lịch, kể cả lịch nghỉ của trường cũng cần để ý sớm :<

———————–

2. Inhabitual và những lỗi sai chết người

Cả ngày hôm qua mình rất đau đầu vì vụ việc 1 em hs lớp 1 ở Gateway bị bỏ quên tới …bỏ mạng.

Điều đáng nói là bất kì ai cũng có thể phạm sai lầm, đặc biệt là với những công việc mới làm, vì lỡ quá quen với một quy trình cũ, vì chưa kịp quen với những công việc mới …

Gần đây mình cũng phạm một sai lầm. Khi đi gửi tài liệu, mình đã ấn tượng với chiếc tem 80 yên chị V. dán ở bì tài liệu nên mình cứ mặc định là sẽ đi mua tem dán để gửi tài liệu. Và những kinh nghiệm gửi – nhận EMS tưởng nhiều nhưng vẫn là chưa đủ thành thói quen, mình không ra bưu điện mà ghé combini gửi. (Giống như vụ việc ở Gateway là một chuỗi sai lầm), ông bán hàng ở combini tư vấn mình dán tem 92 yên và bỏ vào thùng chứ không nhắc gì tới pack letter. Mình cũng không hiểu lúc đó mình nghĩ gì mà cứ thế làm (thực ra là không tập trung suy nghĩ đường đi của tài liệu, tracking number T.T)

Và rồi, 2 ngày sau chưa thấy tới. Tracking number không có. Mình gọi điện hỏi JP Post thì họ bảo trong hôm nay tới. Lúc ấy mình thấy bản thân thật thiếu trách nhiệm.

Giá mà mình chụp ảnh lại phần tên, địa chỉ đã ghi.

Giá mà mình xác nhận lại với chị N. trước khi gửi.

Giá mà mình tư duy tổng hợp về các phương án gửi trước khi dán chiếc tem 92 yên.

Thì bây giờ đã không lo lắng đến vậy. Hơn nữa, nhỡ tài liệu mất thì cũng không có cách nào lấy lại được như phương án gửi bảo đảm ;((

Tất cả quá muộn. Những điều đó cùng với câu chuyện em bé ở Gateway làm mình áy náy vô cùng.

Sự cẩn thận, checklist … không bao giờ là thừa.

Trợ từ が

Cách sử dụng:

  1. Đứng ngay sau chủ ngữ của câu, vị ngữ có thể là:

Động từ

友達(ともだち)がうちに来(き)ます。

Tính từ

東京(とうきょう)は地下鉄(ちかてつ)が便利(べんり)です。

Đặc biệt là các tính từ biểu hiện cảm xúc: 好き、きらい、ほしい

おんがくが好きです。

やさいがきらいです。

大きいいえがほしいです。

  1. Đứng trước động từ không chỉ hành động (sở hữu, khả năng, tri giác…)

Khả năng:できる、わかる

日本語ができます。

英語がわかります。

Sở hữu:いる、ある

犬(いぬ)がいます。

Tự động từ (nội động từ)

雨が降(ふ)ります。

Nhớ: いります– cần thiết

  1. Trong câu ghép, đứng ngay sau chủ ngữ phụ của câu

わたしはしゃしんをとりました。

Tôi đã chụp ảnh

  • これはわたしがとったしゃしんです。

Đây là bức ảnh tôi đã chụp,

Các câu dễ sai trong đề luyện thi:

1.どれ__あなたのかぎですか。

A.は          B.や     C.を     D.が

=> Đáp án là D vì はđứng sau ĐỀ TÀI của câu (đã xác định)

  1. だれはLinhさんですか。

わたし___Linhです。

A.は          B.が     C.の     D.で

=> Đáp án là B, câu trả lời của Linh không nhằm mục đích giới thiệu về bản thân, mà để xác nhận đối tượng được hỏi.

1/6/2015

Ruby Rubie

Học Tiếng Nhật qua video clip hướng dẫn: Bài 1 Minna – phần 2

Ở Việt Nam, hầu hết các giáo viên khi sẽ dạy tiếng Nhật cho các bạn theo phương pháp giải thích cho học viên trước – luyện tập cho học viên sau. Vì thế, mình sẽ thử giải thích cho các bạn ngữ pháp tiếng Nhật theo phương châm của người Nhật (hãy để học viên tự hiểu và xây dựng cấu trúc ngữ pháp bằng chính năng lực của mình). Cụ thể là:

Bước 1: Mình sẽ đưa ra một vài ví dụ (đặc sắc) trước, nhấn vào cấu trúc để các bạn đoán cấu trúc.

Bước 2: Kiểm tra khả năng phán đoán của học viên và giải thích cấu trúc

Bước 3: Luyện tập lặp lại để học viên nhớ. Bản thân mình, kể từ khi thử áp dụng phương pháp đó để giảng dạy (lúc mình bắt đầu dạy lớp chứ không dạy gia sư nữa), mình thấy học viên học rất nhanh (nhanh hơn mình học ngày trước ý) và phản xạ với tiếng Nhật rất tốt. Tuy nhiên, vẫn có những học viên cảm thấy rất lúng túng và lạ lùng với phương pháp của mình và nhiều học viên (với tâm thế ghi hết những gì cô nói) cảm thấy khó ghi vở (vì mình dạy kiểu quy nạp + tích hợp kiến thức)

Tất nhiên, trong khuôn khổ video clip, khá là khó để mình truyền tải được quan niệm giáo dục mới mẻ này, nhưng mình sẽ cố gắng hết sức. Cũng rất mong các bạn phá bỏ quan niệm coi HIỂU là mục đích của việc đi học. Ngoại ngữ yêu cầu cao hơn thế. Đây là video clip mình thực hiện demo, mới chỉ là demo nên mình nghĩ là còn nhiều điều chưa hoàn thiên ^^ Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn.

*Phần bên dưới chỉ public trên blog*

Còn kịch bản dự kiến nó hay như thế này cơ, mà mình thì không đủ khả năng diễn xuất :<

私はゴックです。私はベトナム人です。私は先生です。

私は銀行員です。(tay cầm tiền)

私は学生です。(tay cầm sách tiếng Nhật)

私は会社員です。(tay cầm cặp) 私はできるセンターの社員です。

私は研究者です。(tay cầm bản vẽ)

私は医者です。(tay cầm thuốc)

私は研究者です。(giơ tranh)

いいえ、うそですよ。ゴックさんは先生です。こちらはゴック先生です。

N1はN2です。

Giải thích: (slide)

私はベトナム人です。

私は日本人です。(tay cầm quạt)

私はインド人です。(trùm khăn lên đầu)

N2 là: tên, nghề nghiệp, quốc tịch.

実は私はベトナム人です。日本人ではありません。インド人ではありません。

Mình là người VN, đương nhiên rồi, ai cũng bảo mình giống người VN chứ k phải người Nhật hay người Ấn Độ đâu:P

N1はN2ではありません。

Giải thích: (slide)

私は学生ではありません。学生じゃありません。

私は銀行員ですか。

いいえ、ゴックさんはぎんこういんじゃありません。

私はエンジニアですか。

いいえ、エンジニアじゃありません。

私は会社員ですか。

いいえ、かいしゃいんじゃありません。

私は韓国人ですか。

いいえ、かんこくじんじゃありません。

私は中国人ですか。

いいえ、ちゅうごくじんじゃありません。

私はフランス人ですか。

いいえ、フランス人じゃありません。

私はベトナム人です。Aさんもベトナム人ですか。

はい、わたしもふらんすじんです。

 

私は23歳です。Aさんも23歳です。

いいえ、私は__さいです。

これから一緒に練習しましょう。

しつれいですが、おなまえは。

わたしは

私はベトナム人です。

わたしもべとなむじんです。

Ngoài ra, có thể nói rằng>>>私は___と申します。ベトナムから来ました。

かいしゃいんですか。

いいえ、学生です。日本語のがくせいです。

なんさいですか。

___さいです。

はい、ありがとうございます。

Như vậy là gần hoàn thiện phần giới thiệu bản thân rồi đó. Thêm câu どうぞよろしくお願いします。nữa là được.

どうぞよろしくお願いします。(đồng thanh)

Tóm tắt ngữ pháp bài 1 (ghi bảng)

私は先生です。私はベトナム人です。Aさんもベトナム人です。

私は日本人じゃありません。

私は日本語の先生です。

わたしは23さいです。(giới thiệu về các trường hợp đặc biệt)

Nhìn lại vẫn chưa ưng bụng lắm, cơ mà sẽ chỉnh sửa khi được tài trợ máy quay 😛

Ngữ pháp Kì 3

よろしくお願いします
こちらこそよろしく。
こちら
こそ
よろしく
Chính tôi mới là người phải nhờ anh giúp đỡ.

Các bạn ơi, khi học các câu giao tiếp dài dài ở sách Minna, có bạn nào thắc mắc về ý nghĩa của nó, và rồi khi học đến thì “À, hóa ra là thế” không nhỉ? Ví dụ như câu bên trên ấy.

>>> Ý nghĩa: こそ Nhấn mạnh một sự việc nào đó, có thể dịch là “chính cái này chứ không phải cái nào khác”

今でこそ、こうやって話せるが、あの時本当にどうしようかと思ったよ。
Chỉ bây giờ mới cười nói thế này được, chứ lúc đó tôi thực sự đã lo nghĩ không biết phải làm sao ấy.

>>> Mở rộng cấu trúc: からこそ
heart emoticon これはうんじゃない。努力したからこそせいこうしたんだ。
Đây không phải là may rủi. Chính vì đã nỗ lực nên mới thành công đấy.

heart emoticon 愛が終わったからわかれるのではなく、愛するからこそ別れるという場合もあるのだ。
Không phải vì tình yêu đã hết nên người ta chia tay, cũng có trường hợp chính vì yêu nên người ta mới chia tay đấy.

heart emoticon 忙しくて自分の時間がないという人がいるが、私は忙しいがらこそ時間を有効に使って自分のため目の時間をつっくているのだ。
Có người vì bận rộn mà không có thì giờ riêng cho mình, còn tôi thì chính vì bận rộn nên tôi đã sử dụng thời gian một cách hiệu quả để tạo ra thời gian riêng cho mình.

Đây là cách nói nêu bật nguyên nhân lên và nhấn mạnh nó. Thường dùng chung với のだ。Từ こそ được gắn vào mệnh đề chỉ nguyên nhân để diễn tả cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ rằng ‘’không phải cái nào khác mà chính là cái đó”, vì thế cách nói này không dùng trong trường hợp muốn diễn tả mối quan hệ nhân quả một cách khách quan.

Phụ trách: Ngọc sensei – It’s me

Ngữ pháp Kì 2 – Cấu trúc ないと(いけない/だめだ)

Diễn tả ý nghĩa “là cần thiết/không thể thiếu/là nghĩa vụ”

Một số ví dụ:
heart emoticon 風を防ぐには十分な休養を取らないといけません。
Muốn không bị cảm thì phải nghỉ dưỡng đầy đủ.
heart emoticon レッスンを休む時は、絶対連絡しないと。
Khi muốn nghỉ học thì nhất định phải liên lạc đấy.
heart emoticon 映画はまず面白くないと。ほかの点は二の次だ。
Phim trước hết là phải hay, những điểm khác là thứ yếu.
heart emoticon こういう仕事は若い人でないと。山田君にやってもらおう。
Những công việc như thế này, phải là người trẻ mới được. Nhờ anh Yamada làm thử xem sao.

Lưu ý:
早くいかないとならない。(x)
早くいかなければならない。(o)

Kì 1 – Ngữ pháp – Cấu trúc: てしまう(ちゃう)

Chuyên mục Đồng hành cùng học viên Dekiru [N3]

Kì 1 – Ngữ pháp – Cấu trúc: てしまう(ちゃう)
Các bạn đã được học cấu trúc này ở cấp độ N4 với 2 cách sử dụng rồi đúng không nhỉ, cùng ôn lại qua một vài ví dụ nhé:

* 物事の完了: Diễn tả sự hoàn thành một quá trình hành động. Những động từ chỉ động tác kéo dài sẽ có nghĩa gần với おわる
heart emoticon 雨の中を歩いて、風邪をひいてしまった。
Vì đi trong mưa nên tôi bị cảm.
heart emoticon 朝早くから働いていたので、もうすっかり疲れてしまって、動けない。
Vì làm việc từ sáng sớm nên tôi đã mệt nhoài, không còn cử động được nữa.
heart emoticon 400ページもある小説を一晩で全部読んでしまった。
Tôi đã đọc xong cả quyển tiểu thuyết dày đến 400 trang rồi.

* Diễn tả sự tiếc nuối.
新しいカメラをうっかり水の中に落としてしまった。
Tôi đã lỡ tay làm rơi cái máy ảnh mới mua xuống nước mất rồi.
heart emoticon 黙っているのはつらいから、本当のことを話してしまいたい。
Tôi muốn nói phắt sự thật cho rồi, vì nín lặng thế này cực quá.
heart emoticon 早く・・。店が閉まってしまうよ。
Nhanh lên, cửa hàng sắp đóng cửa mất rồi.

Tuy nhiên, ở cấp độ N3, các bạn cần lưu ý nhớ và luyện tập thêm để có thể sử dụng mẫu câu này “như người Nhật” nhé:

* てしまう trong tiềm thức của các bạn mang ý nghĩa quá khứ, thế thì 「~てしまおう」「~てしまってください」mang nghĩa gì nhỉ ? Cùng đoán qua các ví dụ bên dưới nhé ^^

heart emoticon このビデオは今日中に見てしまおう。
Nhất định hôm nay sẽ xem video này.
heart emoticon 一気に飲んでしまってください。
100 phần trăm nào! (Ý là uống hết cốc)
heart emoticon こんな仕事やめてしまいたい。
Tối muốn bỏ việc này lắm rồi.
heart emoticon そんなもの、捨ててしまえ。
Đồ thế này thì bỏ xừ đi.

Chắc các bạn đều đoán được ý nghĩa “sắp/nhanh chóng thực hiện/hoàn thành” của mẫu câu này rồi đúng không nhỉ ?

* Dạng ngắn
Cách phát âm「~てしまう/しまった」trong quá trình sử dụng dần dần bị bỏ , thay vào đó l「てし」được phát âm là「ちゃ」và「でしđược phát âm là「じゃ」
Và chúng ta có công thức:
Vテ+ちゃう
Vデ+じゃう

行ってしまう 行っちゃう 行っちゃった
飲んでしまう 飲んじゃう 飲んじゃった

Cách nói này được sử dụng ở cấp độ N3 khá nhiều, đặc biệt là kĩ năng nghe hiểu. Tuy nhiên, các bạn cũng chỉ nên sử dụng cấu trúc dạng ngắn này với bạn bè thôi nhé, vì nó không lịch sự bằng dạng てしまう đâu.

Cùng ghi nhớ cấu trúc này thông qua hình ảnh bên dưới nhé ^^

Phụ trách: Ngọc sensei
————–
Chuyên mục mới của fanpage Vui Học Tiếng Nhật rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đã và đang học tiếng Nhật. Để đóng góp cho chuyên mục, các bạn có thể gửi email cho Ngọc sensei theo địa chỉ nhngocftu@gmail.com nhé.

teshimau

[Review] Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào – Ichikawa Takuji

“Nhẹ nhàng, mơ mộng như dòng suối róc rách, buồn như lá rụng cuối mùa thu nhưng mát mẻ và có mùi như mùi của khu rừng vừa tạnh mưa….”
[…] Cả hai im lặng một lúc, tôi nghe được cả tiếng ro ro của máy nén khí khi thổi ô xi vào bể thủy sinh. Xung quanh phảng phất thứ mùi như mùi của khu rừng vừa tạnh mưa.
“Này, Satoshi.”
Karin gọi tên tôi. Tôi có cảm giác như chỗ mỏng nhất của lớp da bao bọc trái tim bị rách toác, một thứ gì đó vừa được giải phóng ra.
“Gì vậy?” Giọng tôi run run.
“Gặp được cậu tớ vui lắm. Tớ chỉ muốn nói như vậy thôi.” […]
                               
Tôi đã yêu cuốn sách này ngay từ cái tên. Mềm mại, nhẹ nhàng, có gì đó bồi hồi và luyến tiếc. Có gì đó chờ mong nhưng đượm buồn. Có gì đó nhớ nhung và hoài niệm.
Giống như, cảm giác quyến luyến miên man khi ta bước lên một chuyến tàu, nhìn người thân dần dần khuất xa đến khi chỉ còn những cái chấm nhỏ. Giống như, cảm giác níu một chiếc lá vàng sắp rơi tuột khỏi tay vì một cơn gió thu chạm khẽ cuốn đi. Giống như, cảm giác nhìn những vạt nắng cuối cùng tắt dần qua ô cửa, bỗng nhớ về kỉ niệm một mùa xa xôi xưa cũ. Giống như, chờ đợi một chuyến xe trở về từ rất lâu, nhìn đến người cuối cùng rời ga nhưng vẫn không tìm thấy dáng hình ai đó… Có tia nắng chiều thổi lá bay bay rồi khe khẽ chạm vào tay.
Cũng thật diệu kì, khi bìa sách chính là chuyến tàu cuối cùng đó. Cập bến, bên những tán cây lao xao và những vạt nắng loang màu.
Như một miền xưa cũ, trong trẻo và bình yên.

Chuyến xe.
Thời gian rồi sẽ đưa chuyến xe chở cuộc đời cập bến.
Xe bus dừng chân trên con đường rợp bóng cây và ngập nắng, vàng rực một màu thăm thẳm phôi pha. Tôi biết ý nghĩa của ba ngọn cây ấy, chúng gọi là “sống vĩnh hằng”, và tôi cũng biết, chiếc xe bus đó chỉ có một chiều, đã đậu lại bến rồi thì sẽ không khởi hành nữa.

Vì thế, hành khách chỉ có thể đi một lần, và dừng lại ở mãi mãi.
Vì thế, nếu có một ai đó tình cờ ghé ngang những khoảnh khắc mà tôi đã mãi đi qua, xin hãy gửi giúp tôi một lời chào đến những người thương yêu tôi nhất, rằng tôi rất nhớ họ, và rằng tôi yêu họ vô cùng…

Lần đầu tiên.

“Nụ hôn vụng về…Mở đầu của mọi mở đầu.
Ai cũng sẽ mang theo ký ức của nụ hôn đầu tiên rồi cất giấu tới tận cổng thiên đường.”

Những “lần đầu tiên” luôn là những khoảnh khắc diệu kì.
Lần đầu yêu thương một ai đó, lần đầu nhìn thấy người nào đấy mặc váy và mang giày cao gót, lần đầu biết đến những cảm giác lạ lùng khó thành tên, nụ hôn đầu, lần làm tình đầu tiên… đó là những cảm xúc đặc biệt không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Lời văn của người đàn ông này luôn thấm đẫm sự dịu dàng và hoài tiếc cho những phút rung động ban đầu như thế.
Năm đi tháng trôi, người ta lớn lên.
Và ai rồi cũng khác.
Trưởng thành hơn, từng trải hơn. Những cảm xúc về lần đầu tiên của ngày xưa ấy đã trôi về một miền kí ức khác. Xa xăm.
Có lẽ, vào một lúc nào đấy, khi nhớ về hương vị của nụ hôn đầu, chúng ta cũng sẽ nghĩ như Satoshi đã nghĩ. Nụ hôn là mở đầu của mọi mở đầu. Hồi ức ấy gói gọn vào một góc nhỏ trong tim. Nó sẽ luôn ở đó, và mãi ở đó. Chỉ với mình ta thôi.

Tĩnh lặng.
Tĩnh lặng như nước. Nhưng thẳm sâu như nước.
Dịu dàng như nước. Và bao la như nước.
Những tình cảm tĩnh lặng. Con người tĩnh lặng. Cuộc sống tĩnh lặng.
Dường như thế, nhưng không hẳn thế.
Tôi thích và ngưỡng mộ những con người này lắm. Những con người dưới ngòi bút của Ichikawa Takuji đều đáng ngưỡng mộ như vậy. Họ sống theo những gì họ nghĩ, làm những điều họ mong muốn. Mặc dù những cuộc đời ấy rất lặng lẽ, nhưng họ luôn biết mình mơ ước điều gì và biết mình phải làm gì. Nhìn xem, “một cửa hàng nhỏ xíu, với đồng phục vẽ logo con chó nguệch ngoạc, một nhân viên thân thiết, xung quanh lại toàn những hàng ăn ngon, gặp những người dễ mến,” hạnh phúc đấy chứ. Có lúc tưởng như họ đang buồn thật buồn, nhưng những ý nghĩ tươi sáng của họ khiến tôi có cảm giác muốn vừa cười vừa khóc. Trong khi thế giới bên ngoài thật hỗn loạn, thì cái thế giới tĩnh lặng yên ái kia quả là rất đáng ghen tị. “Cảm tưởng như mỗi nhân vật đều đáng để nhìn ngắm thật kĩ, muốn được quan sát cuộc sống hàng ngày của họ, nghe họ nói chuyện, hình dung những biểu cảm nho nhỏ.”
Nước tĩnh lặng thật đấy, nhưng bí ẩn vô cùng. Tôi thích ngắm nhìn nước, lúc nó lững lờ trôi, lúc nó lăn tăn bởi một gợn gió, lúc nó bao bọc lấy tôi trong một khoảng không gian thẳm sâu vô hình. Và tôi thích lắm khi vốc nước vào tay, nhìn những giọt nước khẽ tràn qua kẽ tay, lấp lánh.
Tĩnh nhưng không lặng, nhỉ.
Cuộc sống của họ chân thực lắm, mà cũng kì ảo lắm. Lời văn trong trẻo như một dòng nước mát lành đưa tôi chảy trôi theo cuộc đời họ, sống cùng họ, mơ cùng họ những giấc mơ.
Luôn có một chút gì đó khiến tôi mỉm cười và thấy khoan khoái khi đọc thứ văn như vậy. “Những chi tiết được miêu tả giống hệt như tranh của Yuji. Cực kì bâng quơ nhưng lại vô cùng tỉ mẩn. Giống như “Em sẽ đến cùng cơn mưa”, cuốn sách khiến người ta muốn ôm vào lòng. Vì nó nhẹ nhõm, mềm mại, ấm áp, rúc vào người thì thật là tuyệt.”
*
Những tình cảm trong cuốn sách này nhẹ nhàng mà tươi mát lắm, tựa như những dòng nước lấp lánh, len lỏi khẽ khàng nhưng không bao giờ cạn. Nước mềm mại, nước bao la. Nó khiến tôi muốn áp mặt vào đó, tận hưởng cảm giác được nước bao quanh rồi hít sâu thật sâu vị ngòn ngọt mát lành.
Kí ức và kỉ niệm.

Nó đẹp. Buồn. Nhưng không thảm. Như một bản nhạc giao hưởng êm đềm cho ngày cuối thu, gợi nhớ về quá khứ.
Kí ức về những con người ngày cũ. Kỉ niệm về những lần đầu tiên đã mãi đi qua. Cái tuổi thơ tươi đẹp ngày xưa ấy.
Ba nhân vật chính trong truyện chưa bao giờ lớn: Karin, Yuji và Satoshi. Bởi những kí ức và kỉ niệm trong họ chưa bao giờ là đã cũ. Nó là một nửa cuộc đời tươi đẹp của họ, đi theo họ đến hết đời.

Bỗng nhớ đâu đó đã nghe qua: “Kí ức là một nửa niềm vui của cuộc sống. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, rồi hôm nay sẽ là kí ức.”
Rồi những kí ức và kỉ niệm đó sẽ cất ở đâu đây. Với Ichikawa Takuji, những người đã mất đi đều đi đến cùng một nơi. Đó là thế giới trong mơ và Tinh cầu Lưu trữ. Tình cảm càng lớn thì chúng ta càng nghĩ về họ nhiều hơn, và họ sẽ sống ở nơi ấm áp kia trong tình yêu và nỗi nhớ mong của chúng ta như thế. Có cảm giác an ủi dễ chịu lắm khi nghĩ như vậy về sự mất mát và buồn đau, nhỉ?

Gia đình.
Là thứ tình cảm luôn khiến tôi trở nên mạnh mẽ.
“Dù không ăn được đồ ngon cũng không sao. Không
cần thiết phải ăn vận đắt tiền. Luôn phải sạch sẽ.
Hãy làm những việc khiến người khác hạnh phúc.
Luôn phải nhã nhặn.”

Ba đã dạy Satoshi như thế. Và ba đã thương yêu Satoshi bằng thứ tình cảm hoàn hảo và bao la như thế.
Như bầu trời, như dòng nước, như làn gió, như những gì vĩnh hằng. Mà không, chẳng có thứ gì vĩnh hằng, trừ tình thương của ba mẹ.
Lời răn dạy từ người cha già của Satoshi khiến tôi nhớ nhiều đến ba và mẹ. Mỗi lần tôi xếp đồ xa nhà đi học, ba mẹ đều dặn tôi nhớ đi ngủ sớm, ăn uống đừng bỏ bữa, dặn tôi nhớ mặc áo dài tay và mang tất vào khi trời trở lạnh. Dặn tôi nhớ uống nước nhiều và ăn cho no.
Mẹ sẽ nấu sẵn một nồi cá kho thật to, ba sẽ mua sẵn gạo và dầu buộc vào xe máy. Rồi những ngày tôi một mình buồn nhớ, ba mẹ sẽ gọi cho tôi và bảo “cố lên nghe con”.

Giá mà tôi không bao giờ khiến ba mẹ phải buồn.
Giá mà ba mẹ tôi đừng già đi thêm nữa. Giá mà họ có thể ở bên tôi, vĩnh hằng, như tình thương của họ.
Tôi muốn quay về những kí ức tôi đã đi qua. Chỉ để chào ba mẹ một câu, và nói rằng: con thương ba mẹ nhiều lắm.

Tình bạn.
” Đôi khi tình bạn còn lãng mạn hơn cả tình yêu”

Ở đó có Yuji, Satoshi và Karin.

“- Vì sao cậu ấy lại vẽ rác?
– Vì cậu ấy hiểu cảm giác bị ruồng bỏ là như thế nào!”
“- Các cậu nghĩ tớ có thể trở thành họa sĩ chứ?
– Uh!
– Còn cậu muốn làm gì hả Satoshi?
– Trở thành chủ một cửa hàng cây thủy sinh.
– Vậy tớ sẽ làm người mẫu cho họa sĩ và người phụ việc cho cửa
hàng cây thủy sinh.”
Trong những tình cảm bàng bạc suốt câu chuyện, tôi thích nhất tình bạn của bộ ba ấy. Nó quá đỗi nhẹ nhàng và dễ thương. Họ đến và ở cạnh nhau như duyên phận. Dù sau này phải chia xa, rất xa, nhưng thứ tình cảm vô cùng sâu đậm ấy lại kéo họ về bên nhau. Dù mỗi người đều không toàn vẹn như xưa bởi bệnh tật, nhưng được gặp lại nhau là hạnh phúc lắm rồi, phải không.
Tình bạn đăc biệt thời thơ dại ngày ấy, họ luôn mang theo bên mình dù có đi đâu, về đâu, từ những ngày mới 13 tuổi cho tới khi đã quá ba mươi hay thậm chí bốn mươi, năm mươi rồi già đi. Họ quan tâm và yêu thương nhau bằng điều mộc mạc, giản dị nhất. Họ bảo vệ nhau bằng những hành động ngốc nghếch nhưng đầy nhiệt thành. Họ chia sẻ với nhau mặt tốt đẹp và mặt ngớ ngẩn, xấu xí và điên rồ của mỗi người. Ừ, chẳng phải cả ba luôn quanh quẩn mãi bên bãi rác vì sở thích vẽ rác của Yuji đó sao. Và chính những điều chân thành nhất ấy là điều cốt yếu cho tình bạn dài lâu của họ. “Họ đã ở cạnh nhau trong những tháng ngày niên thiếu yếu ớt, mong manh và trẻ dại. Họ gặp lại nhau khi mọi người đang ở lưng chừng con đường đi đến ước mơ của ngày bé. Và chậm rãi, nhẹ nhàng, họ nâng đỡ nhau cùng đi hết con đường chạm vào giấc mơ đó. Có lẽ, sự hiện hữu của những người kia đã là một nguồn sức mạnh lớn của người này rồi.”

Tôi nhớ về những ngày hè năm tôi 16 tuổi. Trên con đường thênh thang toàn nắng và gió, có một con bé khom lưng đạp xe chở một con bé nặng trịch đằng sau. Đứa đằng sau í ới cổ vũ con đằng trước đạp nhanh lên, cả hai đứa ê a hát những bài hát ngớ ngẩn vu vơ.
Tôi nhớ về “summer paradise” của mình những ngày 17 tuổi. Có hai con bé nằm dài trên bãi đá rộng ngút ngàn gió biển, nhìn sóng gợn lăn tăn rồi nghĩ về tương lai, hai đứa sẽ dẫn người mình yêu thương đến đây và nhìn ngắm. Có hai con bé ngồi tựa lưng nhau nhìn thành phố lên đèn, hấp háy ngắm sao trên trời rồi hát nghêu ngao…
Rồi bãi đá ngày xưa không còn nữa. Người ta đã đập nát nó để xây sân golt. Một khoảng trời nhỏ nhưng bao la của hai đứa vụt bay đi.

Nếu có ai đi tới thế giới đầy ắp kỷ niệm ấy, xin cho tôi gửi lời chào tới những cô bé tuổi 17 vui tươi hồn nhiên không phiền muộn của ngày xưa.

Tình yêu.
Có những con người, dù họ vẫn sống, vẫn ở đó, vẫn tồn tại, thế nhưng mãi mãi, bây giờ và mai sau ta chẳng thể gặp lại họ thêm một lần nào nữa, dù rất muốn.
Cuộc đời luôn là những cuộc gặp gỡ thú vị. Có những người đi qua cuộc đời ta, làm cho ta nhớ, rồi thôi. Nhưng cũng có những người hiện diện trong cuộc đời ta, làm cho ta hạnh phúc, rồi cũng vì muốn ta hạnh phúc mà bỏ đi mất, để lại trong ta những khoảng trống khó có thể lấp đầy. Những người như thế, tôi muốn gặp lại họ nhiều hơn một lần trong cuộc đời này.
Nhưng có quá nhiều lí do, có quá nhiều khoảng cách.
Gặp nhau rồi nói gì đây.
Gặp nhau rồi sao nữa.
Gặp nhau rồi xa nhau, liệu có nhớ nhau chứ.
Mọi thứ nhỏ bé đều trở thành rào cản khiến cho chúng tôi không thể gặp nhau thêm một lần nào nữa trong đời. Thế nên tôi luôn tìm cách để nói cho họ biết rằng, tôi nhớ họ rất nhiều. Dẫu chẳng giải quyết được gì, dẫu có thể khiến tôi nhớ lại nỗi đau ngày xưa ấy, nhưng…
… nếu gặp người ấy,
cho tôi gửi lời chào, được không.
Như Satoshi và Karin ngày ấy…
…Karin của tớ, Karin của tuổi 15, gói gọn vào phố – phố của kí ức về những lần đầu tiên trong đời. Nếu một ngày, có ai đó gặp được cậu ấy , xin hãy gửi giúp tôi một lời chào. Dù là mãi chìm trong những giấc mơ vô hình vĩnh viễn, cậu hãy vui và cười nhiều nhé. Đi hết con đường này, chúng ta sẽ gặp lại nhau.
Tớ đợi cậu.
“Chờ đợi là quyền của tớ
Cứ để tớ được thích cậu.”
Mất đi người thân yêu, và phải rất lâu, rất lâu sau đó nữa mới có thể gặp lại nhau. Có thể khi đó hai người chẳng nhận ra nhau đâu, nhưng biết đâu số phận lại mang hai người trở về bên nhau thì sao nhỉ. Số phận luôn có những điều kì diệu mà ta không thể nào biết trước được.
Như… Satoshi và Karin ngày ấy.
Mà có lẽ, số phận chẳng qua chỉ giúp họ tìm thấy nhau nhanh hơn thôi. Bởi vì, những kí ức ngày xưa ấy họ chưa bao giờ quên, những tình cảm ngày xưa ấy, giờ đây vẫn vẹn nguyên và mới mẻ.
Người ta thương nhau, nhớ nhau, nhất định họ sẽ đợi nhau và tìm thấy nhau.
“Trên đời này có một lực rất mạnh mà trong các sách giáo
khoa vật lý cũng không có. […] Nó còn mạnh hơn nhiều so
với từ trường hay trọng lực. Dù nói gì đi chăng nữa, dù khoảng
cách có xa đến nhường nào thì lực ấy cũng không hề yếu đi.
Dù con có đi đến bên kia trái đất hay bay đến mặt sau của
sao Diêm Vương, hoặc giả sử bị mắc vào đuôi của chòm sao
Tiểu Hùng thì lực đó vẫn được truyền đến một cách trọn vẹn.
Lực đó thần kỳ lắm đấy.
Lực hướng tâm sinh ra càng lâu, thì càng đi xa nó càng trở
nên mạnh mẽ. Lực này có quan hệ tỉ lệ nghịch với khoảng
cách. – Thế nghĩa là càng ngày cảm xúc nhớ nhung càng
lớn phải không? – Phải, sẽ bị hấp dẫn bởi những điều như
tình cảm ấm áp của mẹ thưở ấu thơ hay những bài hát mình
nghe thời bé. – Và rồi chúng ta luôn quay lại với mối tình đầu.”

Như…Satoshi và Karin ngày ấy.

Tôi ngưỡng mộ tình yêu trong câu chuyện này lắm. Đó là những mối tình rất đẹp, rất sâu đậm, là những tình yêu mà tôi nghĩ rằng họ sẽ đi với nhau lâu thật lâu trong dòng thời gian thăm thẳm này. Tình cảm của họ lớn lao đủ để khiến cho mọi quy luật tự nhiên trở nên vô dụng, họ yêu nhau đủ để tìm thấy lại nhau, đủ để bắt gặp nhau trên mọi ngã rẽ của của cuộc đời.
Tình yêu là một thứ gì đó thật là đẹp. Nếu bạn thực sự có một tình yêu, hay có một ai đó dũng cảm chờ đợi mình, thì bạn là một người hạnh phúc nhất thế gian rồi.

:)

Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào.

Cho Satoshi gửi đến Karin nhé.
Cho bố gửi đến con trai Sato của bố nhé.
Cho tớ gửi đến các cậu nhé, Satoshi và Yuji.

Cho tôi gửi đến những người tôi thương yêu nhất nhé, được không.
Cho tôi gửi đến những năm tháng màu xanh tôi đã đi qua nữa nhé.
Và nhắn rằng, tôi luôn nhớ họ, luôn luôn nhớ.
*
Nếu người bạn yêu thương còn đang sống thì đừng mong gì hơn nữa, bởi không có sự chia tay nào đau đớn hơn sự chia ly vĩnh viễn. Hãy yêu quý hơn những thứ mà chúng ta đang có, và đừng chần chừ nữa nhé.

***

Dường như tôi đã lật đến trang cuối cùng của cuốn sách mất rồi.
Có một chút buồn, một chút nhớ, một chút lặng yên.
Một chút nước mắt. Một chút khóc nhẹ nhõm và thư thái. Một trận khóc nhẹ lòng, tươi mới, nó giúp khởi nguyên lại tất cả những cảm hứng trong tôi.
Cảm xúc ấy, nghe thấy ngọt lịm vậy đó, như dòng chảy từ từ luồn lách vào tim.
Cảm xúc ấy, nghe thấy khe khẽ như lời thì thầm của kí ức, nhắc nhớ về những nụ cười.
Cảm xúc ấy, nghe thấy như yêu thương và yên bình đang sống dậy, giống như một con đường vừa thức dậy sau cơn mưa, mát rượi mùi lá non và hơi nước.
Hệt như khi nghe bài hát này này – Annie’s Wonderland – vào một ngày bình yên.

***

Hạnh phúc không dễ đến. Nhưng mà, hãy tin hạnh phúc là có thật, và chờ đợi.

” Chờ đợi là quyền của tớ
Cứ để tớ được thích cậu.”

Lao xao, lao xao. Gió cuốn theo mùi thơm của thời gian, kí ức và yêu thương còn đọng lại, thổi đầy một buổi chiều rợp nắng và bóng cây.

Hoanganlta
Nguồn: Lovebooks.vn

FURIN (風鈴) – LINH HỒN GIÓ CỦA NGƯỜI NHẬT

FJC-RA

 

Khi nhắc đến mùa hè Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay tới Hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, kem đá bào, và hẳn nhiên, không thể thiếu được hình ảnh của chiếc chuông gió (Furin)  vô cùng long lanh, với những âm thanh độc đáo.

Lật lại những trang tranh truyện Doraemon, chúng mình rất dễ nhận ra những chiếc chuông gió luôn hiện hữu trong nhà của Nobita và các bạn. Tác gia Fujiko đã quá khéo trong việc lồng ghép văn hóa Nhật Bản qua từng trang vẽ. Vậy chiếc chuông gió ấy đóng vai trò như thế nào đối với người dân Nhật Bản?

 

Mục lục

A.Nguồn gốc lịch sử

B. Cấu tạo, hình dáng

C.Ý nghĩa

D.Các lễ hội truyền thống

 A. Nguồn gốc lịch sử

Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6…

View original post 3,653 more words